Việt Nam
1. Hồ sơ
_RzI4UZKrH.png)
2. Kinh tế & Công nghiệp
Việt Nam hiện là quốc gia đang phát triển năng động nhất trong khu vực Đông Á. Hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, nhưng đã thể hiện được sức bật vượt trội qua các giải pháp phòng dịch giảm thiểu thiệt hại và trở thành ngôi sao sáng của Châu Á trong thời kỳ đại dịch.
Theo ngân hàng thế giới Worldbank, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP là 2,8% cho năm 2020. Quỹ tiền tệ thế giới IMF dự đoán kinh tế nước này sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn vào năm 2021.
Cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam phát triển dựa trên các ngành công nghiệp quốc doanh lớn như sản xuất dệt may, thực phẩm, đồ gỗ, nhựa và giấy cũng như các ngành dịch vụ du lịch và viễn thông. Với việc ngày càng nhiều các công ty đang có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhu cầu về dịch vụ kho bãi và vận tải đường bộ cũng tăng lên một cách đáng kể.
_3gwdwA7Ro.png)
_cBo-0wwyI.png)
3. Thu hút đầu tư FDI
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - ngày 30 tháng 4 năm 2018: Tòa thị chính Sài Gòn, các tòa tháp Vincom Center, giao thông đường phố đầy màu sắc. Trung tâm Sài Gòn với những địa danh nổi tiếng. <Chú thích hình ảnh>
Môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam đã và đang được cải thiện phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Những lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là ngành công nghiệp chế biến & chế tạo. Hiện tại, Hàn Quốc là nước đầu tư FDI lớn nhất, tiếp theo là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông.
Sự bùng nổ thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay mang lại nhiều cơ hội đầu tư, đặc biệt cho các công ty quan tâm đến dịch vụ vận chuyển, phân phối và giao hàng tận nơi.
4. Xuất nhập khẩu
Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là: Thiết bị phát thanh truyền hình, điện thoại, vi mạch tích hợp, Dệt may da giày, chủ yếu sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2019, Việt Nam là nước xuất khẩu dừa, quả hạch Brazil và hạt điều lớn nhất thế giới.
Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam là: Vi Mạch điện tử, Điện thoại, Dầu mỏ tinh chế, Vải dệt kim cao su nhẹ, chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm 2019, Việt Nam là nước nhập khẩu vải dệt kim cao su nhẹ, vải dệt thoi từ sợi filament tổng hợp và dừa nhiều nhất thế giới.
5. Cơ sở hạ tầng Logistics:
Cơ sở hạ tầng cho giao thông vận tải Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng. Là một quốc gia ven biển với hệ thống sông ngòi rộng khắp, cơ sở hạ tầng cho ngành vận tải biển cũng được quan tâm đầu tư phát triển và đang dần hoàn thiện.
Hệ thống cảng biển
Việt Nam có 44 cảng biển với tổng công suất vận chuyển hàng hóa lên đến 470-500 triệu tấn mỗi năm. Các cảng lớn ở Việt Nam bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn và Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với nhiều cụm cảng trung bình và nhỏ rải đều khắp cả nước nâng tổng số cảng lên tới 320.
Miền bắc Việt Nam
Miền Bắc Việt Nam là trung tâm giao thương chủ yếu của các ngành điện tử, ô tô và máy móc. Trong đó, Hải Phòng và Vũng Áng là những cảng lớn chuyên vận tải container ra các nước khu vực và quốc tế. Năm 2018, khai trương Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) - cảng nước sâu lớn nhất khu vực miền bắc. Tân Cảng cung cấp các dịch vụ vận chuyển trực tiếp đến Châu Mỹ và Châu Âu cho hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam; rút ngắn thời gian giao hàng từ 03-05 ngày cũng như giúp cắt giảm chi phí trong khâu Logistics và các rủi ro vận tải có thể xảy ra.
Miền Trung Việt Nam
Hai cảng quy mô lớn nhất ở miền Trung Việt Nam là Cảng Quy Nhơn và Đà Nẵng cùng với 9 cảng nhỏ vận chuyển hàng tại khu vực và sang các nước lân cận.
Cảng Đà Nẵng: xử lý phần lớn lưu lượng vận tải ở miền Trung, kết nối Việt Nam với Myanmar, Thái Lan và Lào. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵng cũng đang được quan tâm phát triển nhanh chóng và trở thành trung tâm Logistics của các ngành công nghệ cao.
Cảng Quy Nhơn: chủ yếu vận chuyển hàng hóa từ Đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Việt Nam, trung chuyển hàng hóa đi Campuchia và các khu vực lân cận.
Ngoài ra, cảng Chu Lai (Quảng Nam) cũng có nhiều tiềm năng phát triển trở thành điểm tập trung giao thương & logistics lớn cùng với sự đầu tư mạnh mẽ của về cơ sở hạ tầng.
Miền nam Việt Nam
Nổi bật nhất Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm logistics năng động nhất cả nước với mạng lưới các cảng xung quanh. Trong đó, cảng Sài Gòn hiện là cảng container lớn thứ 26 thế giới và lớn thứ 5 trong ASEAN. Các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ chính của khu vực, chiếm 67% tổng lượng hàng thông qua các cảng của Việt Nam.
Cảng Cái Mép-Thị Qua là cảng nước sâu trung chuyển hàng hóa cho các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, là những trung tâm sản xuất lớn của khu vực miền Nam. Cảng Cái Mép thường được lựa chọn cho các tuyến đường đến Mỹ và EU vì là cảng nước sâu.
Cảng Cát Lái là một trong những cảng container hiện đại và lớn nhất Việt Nam, xử lý hàng hóa cho các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Hàng hóa đi qua cảng Cát Lái chủ yếu thuộc các tuyến Châu Á, nhưng thường chịu chi phí trung chuyển cao hơn vì Cát Lái không phải cảng nước sâu.
Góc nhìn từ trên không về cảng container Cát Lái, trung tâm TP.HCM, Việt Nam với các công trình phát triển giao thông, hạ tầng năng lượng.
Toàn cảnh cảng container Cát Lái, trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
_WxDMU53Ho.png)
Cơ sở hạ tầng hàng không:
Việt Nam có 22 sân bay, trong đó 11 sân bay quốc tế và 11 sân bay nội địa. Tổng công suất thiết kế của các cảng hàng không Việt Nam đạt khoảng 96 triệu lượt khách / năm. Chính phủ đã đặt ưu tiên hàng đầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng sân bay từ nay đến năm 2030 bằng cách đầu tư xây dựng 6 sân bay mới và nâng cấp hầu hết các sân bay đầu mối du lịch.
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân bay Quốc tế Nội Bài và Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là cửa ngõ chính, thực hiện hầu hết các chuyến bay quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Ngày 4 tháng 5 năm 2016: Vẻ đẹp toàn cảnh của sân bay Tân Sơn Nhất.
_lMJQv1rCH.png)
Cơ sở hạ tầng đường bộ:
Giao thông vận tải ở Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Việc xây dựng các tuyến đường cao tốc đã được đẩy nhanh trong những năm gần đây. Hệ thống tàu điện ngầm đang được xây dựng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng chiều dài hệ thống đường bộ cả nước khoảng 222,179 km, trải nhựa 19,0%. Lĩnh vực vận tải đường bộ được dự báo sẽ phát triển mạnh hơn trong vài năm tới khi Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và Logistics lớn trong khu vực.