** Bài viết đã được chuyển thể sang Tiếng Anh và Tiếng Trung để phục vụ nhu cầu của bạn đọc
Tuy nhiên, với nhu cầu về hàng may mặc ngày càng tăng như hiện nay thì số lượng sản xuất hàng dệt may liệu có thay đổi? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua một số quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất và những điểm nổi bật của từng quốc gia.
Ngành dệt may của Trung Quốc đạt kim ngạch xuất khẩu 154 tỷ USD vào năm 2020 (theo Statista). Một số yếu tố giúp thúc đẩy ngành phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt chính là: chi phí thấp, chất lượng nguyên liệu thô tốt, lượng lao động phong phú, có nhiều khu công nghiệp phát triển và công nghệ và máy móc tiên tiến. Với các yếu tố thuận lợi trên mà Trung Quốc trở thành một trong ba nhà sản xuất bông hàng đầu trên toàn thế giới và sản lượng sản phẩm chiếm hơn một nửa đóng góp GDP dệt may toàn cầu.
Đứng thứ hai trong thị trường xuất khẩu ngành dệt may là EU - Liên minh các quốc gia châu Âu, trong số các thành viên EU, Đức, Ý và Tây Ban Nha đều là những nước đóng góp lớn vào sản lượng xuất khẩu đứng đầu của EU. Trong đó Đức mang về 38,94 tỷ (từ Statista), Ý với 12, 94 tỷ (Trading Economics) và Tây Ban Nha với khoảng 15 tỷ (eurostat). Đức cũng là một trong những nước xuất khẩu vải dệt kim và sợi tổng hợp lớn nhất, trong khi Ý chuyên sản xuất một loạt các loại hàng dệt điện tử cũng như quần áo công nghệ (technical wear).
Không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã từng được nhắc đến nhiều trong danh sách các “ông lớn xuất khẩu dệt may”, quốc gia này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Năm 2020, Việt Nam có giá trị xuất khẩu ước tính đạt 35,2 tỷ USD (Statista), cao hơn cả Ý và Tây Ban Nha cộng lại. Mặc dù Việt Nam đã giảm nhẹ so với 39 tỷ USD của năm 2019 do COVID, sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam và sự đa dạng của các sản phẩm dệt may xuất khẩu hướng đến một sự phục hồi và tăng trưởng đầy hứa hẹn. Với sự biến động gần đây của chi phí bảo trì nhà máy và kinh doanh ở Trung Quốc, nhiều nhà sản xuất hàng may mặc lớn đã quyết định chuyển từ nội địa Trung Quốc sang Việt Nam. Điều này nhằm đảm bảo sản xuất với chi phí thấp trong khi vẫn duy trì chất lượng của cơ sở nhà máy và môi trường, đồng thời có mối quan hệ vững mạnh với Trung Quốc.
Các “cường quốc dệt may” này cùng với các quốc gia khác là lực đẩy lớn nhất của thị trường dệt may trên toàn cầu. Tuy nhiên, tương lai sẽ rất khó đoán, ngành may mặc có thể sẽ thay đổi về ‘top 3’ hoặc ‘top 10’ trong thời gian tới. Dù bằng cách nào thì những quốc gia này vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định trên thị trường. Tương lai của ngành dệt may đang có nhiều triển vọng và VICO Logistics đã và sẽ luôn là đối tác đồng hành đáng tin cậy cho các doanh nghiệp ngành may mặc.
Nếu biết VICO Logistics có thể giúp bạn thành công hơn trong lĩnh vực dệt may như thế nào; bạn có thể đã mong muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi sớm hơn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, hãy để VICO giúp bạn chinh phục nhiều khách hàng hơn nữa.