Sự lên ngôi và tác động của thời trang bền vững lên ngành dệt may
Đăng bởi VICO
Sự lên ngôi của thời trang bền vững
Tác động của ngành may mặc lên môi trường
Dệt may là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trên thế giới và với chuỗi cung ứng bao phủ nhiều công đoạn từ sản xuất, chăm sóc vải, xử lý đến tái chế, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghiệp này chịu trách nhiệm tới 5% lượng khí thải trên toàn hành tinh. Năm 2015, ngành may mặc tạo ra nhiều khí thải hơn tất cả các ngành vận tải biển và hàng không quốc tế cộng lại, và mang đến những tác động tiêu cực lớn đến môi trường. Lý do là vì trên thực tế, vòng đời sản phẩm rất ngắn trong khi toàn bộ khâu sản xuất từ việc cung cấp nguyên liệu thô, sản xuất, vận chuyển và xử lý, tất cả đều đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng, lãng phí nước và hóa chất.
Hiện tại, thị trường ngành may mặc vốn đã quen với nhu cầu “thời trang nhanh” hay còn gọi là fast fashion cho phép người tiêu dùng bình dân mua được những thiết kế mới mẻ, trendy với giá cả phải chăng, các nhà máy sản xuất vì vậy cũng phải sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào với giá thành thấp và vận chuyển nhiều mặt hàng liên tục để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để tạo ra các vật liệu giá thành rẻ hơn, thành phần nguyên vật liệu sẽ phải tổng hợp các nguyên liệu thô là hơn 1600 loại hóa chất khác nhau được sử dụng để nhuộm và sản xuất hàng may và polyester, nylon, polypropylene, v.v. Đây là lý do chính tạo ra việc ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Mặt khác, nhu cầu “thời trang nhanh” còn đòi hỏi các nhà máy sản xuất ở nước ngoài phải tiếp cận các công nghệ cao và quy trình tạo ra quần áo với giá cạnh tranh và tốc độ nhanh hơn. Vì vậy, quá trình vận chuyển vật liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm phải được vận chuyển liên tục giữ các nhà máy và thị trường tiêu thụ châu Âu xảy ra liên tục. Việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm may mặc này cũng đồng nghĩa với việc tanglượng khí thải nhiều hơn và tác động không tốt đến môi trường.
Bùng nổ xu hướng 'thời trang bền vững'
Một trong những cách thiết thực để ngành dệt may giảm bớt lượng khí thải ra ngoài là bổ sung các bước lọc chất thải công nghiệp trong quá trình sản xuất cũng như trong quy trình chuỗi cung ứng. Các nhà sản xuất dệt may cần nắm rõ nguồn gốc xuất sứ và thành phần của nguyên liệu đang sử dụng, và trong tương lai, việc tìm kiếm các nguyên liệu bền vững để thay thế cho nguyên liệu tổng hợp và xu hướng sử dụng các nguyên liệu có thể tái chế sẽ giảm nhẹ tác động lên môi trường.
Sự ra đời của chất liệu vải nhẹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự bền vững trong ngành dệt may vì giúp giảm mức tiêu thụ dầu hỏa và lượng khí thải CO2 một cách đáng kể.
Để hỗ trợ triết lý thời trang bền vững, thị trường thời trang chứng kiến các xu hướng mới như thời trang xanh (green fashion), thời trang sinh thái (eco-fashion) giúp người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về nguồn gốc sản phẩm họ đang dùng và tác động rõ rệt đến các nhà sản xuất khiến họ sử dụng các loại vải dệt sinh học hay vật liệu có tuổi thọ cao hơn và dễ dàng tái chế.
Tín hiệu đáng mừng là các doanh nghiệp ngành dệt may ngày càng đóng góp giảm thiểu các tác động lên môi trường. Cụ thể hơn, ngành dệt may đã và đang áp dụng các phương pháp để tạo ra các vật liệu bền vững và thân thiện với môi trường, đồng thời ứng dụng các phương pháp tiết kiệm năng lượng và thải ít khí thải hơn vào khí quyển. Điều này cho phép ngành công nghiệp thoát khỏi các hoạt động thời trang nhanh (fast fashion) và trở thành một trong những ngành lớn nhất và không ngừng phát triển trên thế giới.
Xem thêm video chia sẻ về những tips góp phần xây dựng thời trang bên vững bên dưới: