Nhập khẩu vải may mặc tại Việt Nam đang là giải pháp giúp doanh nghiệp tự chủ trong khâu kiểm suát chất lượng hàng hóa được đưa ra ngoài thị trường trong nước nói riêng và Quốc tế nói chung.
Song, không ít doanh nghiệp/cá nhân có nhu cầu nhưng vẫn chưa nắm được các thủ tục nhập khẩu vải may mặc cho thị trường Việt, cũng như những quy định liên quan. Nội dung bên dưới VICO Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Vải may mặc được xếp vào nhóm hàng hóa có thể tiến hành nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, khi lựa chọn nhập khẩu nguồn hàng này, cá nhân/doanh nghiệp cần nắm rõ một số các điều kiện, chính sách cũng như các thủ tục nhập khẩu vải liên quan được ban hành.
Trong đó gồm có:
Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương Ban Hành. Thông tư này giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trang các sản phẩm dệt may quy định
Thông tư 08/29018/TT-BCT ngày 26/04/2019 của Bộ Công Thương. Đây được xem là bảng cập nhật, sửa đổi mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn Formaldehyt và các Amin thơm khi chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm.
Dựa vào hai Thông tư trên, doanh nghiệp/cá nhân khi nhập khẩu vải may mặc cần công bố hợp quy phù hợp với những Quy chuẩn được nêu trong các Thông tư này.
Trong trường hợp doanh nghiệp/cá nhân không tuân thủ các quy định trên về chất lượng sản phẩm sẽ không được phép phân phối hàng hóa ra ngoài thị trường.
Mã HS (Harmonized Commodity Description and Coding System) hiểu đơn giản là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo Hệ thống phân loại do Tổ Chức Hải Quan Thế Giới Phát Hành
Mặt hàng vài may mặc nhập khẩu có số lượng mã HS rất đa dạng, kéo dài từ chương 50 đến chương 60 trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
>> Những Điều Cần Biết Về Quy Trình Vận Chuyển Hàng Hóa
Việc xác định mã HS phù hợp cho từng chủng loại sản phẩm cần phải căn cứ vào tính chất và thành phần cấu tạo của sản phẩm. Và đây cũng là cơ sở giúp doanh nghiệp/cá nhân hiểu được các chính sách, thủ tục, quy trình cần thực hiện khi nhập khẩu vải, cũng như nghĩa vụ đóng thuế của từng loại mặt hàng.
Để tiến hành nhập khẩu vải may mặc tại Việt Nam, doanh nghiệp/cá nhân cần phải nắm rõ bộ hồ sơ cho thủ tục nhập khẩu này gồm:
Bản công bố hợp quy
Bản báo cáo tự đánh giá của doanh nghiệp gồm:
Thông tin doanh nghiệp/cá nhân muốn nhập khẩu vải may mặc gồm Tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số thuế,...
Thông tin đầy đủ của lô hàng nhập khẩu
Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật của lô vải may mặc
Biên bản cam kết chất lượng sản phẩm đạt chuẩn theo Thông tư
Thông tin nhãn hiệu, chủng loại cùng các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm vài được nhập khẩu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp/cá nhân nếu được giám định bởi tổ chứng được chỉ định thì có thể tiến hành công bố sử dụng bộ hồ sơ gồm:
Bản công bố hợp quy
Bản sao của giấy phép chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật
Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất các giấy tờ, thủ tục liên quan thì dưới đây sẽ là quy trình nhập khẩu vải may mặc chuẩn tại thị trường Việt Nam.
Doanh nghiệp/gửi hồ sơ lên Sở Công Thương
Sở sẽ cấp số công bố hợp quy và từ đó có thể tiến hành đưa sản phẩm ra thị trường nhằm mục đích tiêu thụ, buôn bán
Doanh nghiệp/ cá nhân lưu ý khi công bố hợp quy cần phải lập 2 bộ hồ sơ trong đó 1 bộ sẽ nộp cho Sở Công Thương, 1 bộ hồ sơ thì doanh nghiệp/cá nhân lưu giữ lại.
8 kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực Logistics
Bên cạnh những thông tin cơ bản về quy trình nhập khẩu vải may mặc tai Việt Nam, doanh nghiệp/cá nhân cũng cần nắm rõ một số các lưu ý sau, giúp quá trình nhập khẩu hàng hóa trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.
1. Khai báo chính xác thông tin hàng hóa nhập về, gồm:
Tên hàng
Thành phần/chất liệu
Công nghệ dệt vải
Công dụng của hàng hóa/sản phẩm
Khổ vải/kích thước vải
Mật độ sợi/ định lượng vải
2. Các khoản thuế đối với mặt hàng vải may mặc, gồm:
Thuế giá trị gia tăng 5 - 10% tùy mã HS
Thuế suất nhập khẩu ưu đãi 5 - 20% tùy mã HS
Thuế suất khi nhập khẩu từ Nhật Bản 0 - 12%
Thuế suất khi nhập khẩu từ Hàn Quốc 0 - 20%
Thuế suất khi nhập khẩu từ Thái Lan/Indo/Malaysia 0%
3. Chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu vải may mặc, gồm:
Hóa đơn thương mại
Vận đơn
Hợp đồng mua-bán
Phiếu đóng gói hàng hóa nhập khẩu
Chứng nhận xuất xứ của lô hàng
Các giấy tờ liên quan khác
Tại VICO Logistics, chúng tôi cung cấp giải pháp vận chuyển hàng hóa/ nhập khẩu vải may mặc giúp ổn định chuổi cung ứng của doanh nghiệp.
Hơn 30 năm hoạt động, VICO đã có nhiều cơ hội hợp tác với các khách hàng đến từ nhiều Quốc gia khác nhau, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tối ưu vào hệ thống vận chuyển chuyên hàng may mặc.
VICO Logistics cung cấp hàng loạt dịch vụ vận chuyển/xuất-nhập khẩu hàng may mặc gồm:
Vận chuyển hàng không quần áo, thời trang và hàng may mặc
Vận chuyển đường bộ từ nhà máy đến cảng và các cửa hàng bán lẻ
Dịch vụ gom hàng trực tiếp trên các tuyến đường chính giúp tiết kiệm 80% chi phí vận chuyển của bạn.
Vận chuyển với phương pháp đóng gói phẳng
Vận chuyển hàng may mặc trên móc áo (GOH).
VICO Logistics tư vấn và báo giá linh hoạt trên khối lượng, kích thước của lô hàng nhập khẩu,... đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp/cá nhân các giải pháp về hậu cần và phương thức vận chuyển phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Từ đó tối đa hiệu suất quá trình nhập khẩu vải may mặc và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
----
VICO LOGISTICS – Indochina Logistics Expert
Premium member of Eurocham, JCtrans, Ziegler One, VLA, VCCI,... associations
Owned offices: Hong Kong (headquarter), China (Shenzhen, Shanghai), Vietnam (Ho Chi Minh, Da Nang, Hai Phong).
Follow us for more valuable information Youtube - Linkedin - Fanpage
Book now: https://vico.com.hk/#quotation