Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu dệt may đứng thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Bangladesh) và được vô số các doanh nghiệp trên thế giới “chọn mặt gửi vàng".
Nhưng đâu là lý do khiến Việt Nam trở thành "điểm nóng" của ngành công nghiệp may mặc tiêu dùng? Trong phạm vi bài viết này, VICO sẽ giúp các nhà đầu tư giải đáp vấn đề nêu trên.
Theo hiệp hội Dệt may Việt Nam, dự thảo phát triển ngành Dệt may giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2035 phải định hướng thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu ngành dệt may đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, cũng như đẩy mạnh quá trình nội địa hóa; đẩy mạnh chuyển đổi từ gia công sản xuất sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn về quản lý chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thiết kế và xây dựng thương hiệu.
Có thể thấy, ngành sản xuất quần áo tại Việt Nam có đóng góp không hề nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với lực lượng lao động dồi dào và hơn 6.000 công ty may mặc trên cả nước. Đây là những yếu tố chính giúp Việt Nam khẳng định vị thế và trở thành nơi sản xuất may mặc được nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn.
Bên cạnh việc nắm bắt các xu hướng phát triển, cũng như tiềm năng tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất quần áo tại Việt Nam. Doanh nghiệp, các nhà đầu tư và kinh doanh cũng cần phải nắm rõ các ưu và nhược điểm của lĩnh vực sản xuất hàng may mặc tại thị trường này.
Bắt đầu với những đặc điểm là lợi thế của thị trường sản xuất đồ may mặc tại Việt Nam khi so với những công xưởng quần áo khác của thế giới.
- Nhờ vào chất lượng sản phẩm đầu cuối tốt, có khả năng cạnh tranh cao
- Chi phí sản xuất, nhân công thấp
- Quy mô sản xuất ngày càng tăng cao
- Môi trường chính trị ổn định…
Đặc biệt là trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19, việc kiểm soát đại dịch của Việt Nam được các chuyên gia y tế thế giới đánh giá cao khiến chuỗi cung ứng không bị gián đoạn hoặc gián đoạn rất ít. Nhất là khi so với những công xưởng lớn như Trung Quốc và Bangladesh có tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hóa lẫn trong và ngoài nước.
Với những thuận lợi về mặt chi phí hay nhân công, nhà đầu tư nước ngoài cũng cần nắm rõ những khó khăn khi tham gia thị trường sản xuất quần áo tại Việt Nam như:
- Rào cản ngôn ngữ cản bước các nhà đầu tư.
- Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà sản xuất uy tín.
- Thích nghi chậm với các công nghệ sản xuất mới.
Ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam ngày càng có những bước tiến tích cực về cả sản xuất lẫn xuất khẩu và càng được các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng lựa chọn.
Chính lẽ đó, các xưởng sản xuất cũng ngày càng gia tăng sản xuất đa dạng các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Một số dòng sản phẩm mà nguồn lực lao động tại Việt Nam có thể tự tin sản xuất và cung ứng cho thị trường ngoài nước như:
- Nhà sản xuất Activewear Việt Nam
- Nhà sản xuất đồ trẻ em Việt Nam
- Nhà sản xuất trang phục thường ngày Việt Nam
- Nhà sản xuất đồ lót Việt Nam
- Túi xách và ba lô
Khi quyết định tham gia vào lĩnh vực sản xuất bạn cần phải quan tâm đến nhiều loại chi phí, bởi nó ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khi hợp tác với công ty giao nhận hàng hóa, bạn sẽ được cung cấp một mức phí vận chuyển bao gồm:
- Chi phí giao nhận hàng tại Việt Nam
- Chi phí vận chuyển hàng hóa lên tàu
- Chi phí bảo hiểm vận chuyển
- Chi phí giao nhận hàng tại Hoa Kỳ
- Chi phí giao hàng hóa đến kho của bạn
Trung bình sẽ thêm 0.25$/ 1 áo thun, đối với đơn từ 1000 sản phẩm
Mong rằng bài viết trên VICO đã giúp bạn có cái nhìn khái quát về sản xuất quần áo tại Việt Nam và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới từ thị trường này.
Nếu như bạn là nhà đầu tư đang tìm kiếm giải pháp phát triển kinh doanh hay tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam thì VICO chính là đơn vị vận chuyển hàng hoá thời trang tại Việt Nam đáng tin cậy giúp bạn có thể khai thác được những nguồn hàng tốt nhất, giá rẻ nhất với mức chi phí vô cùng cạnh tranh. Vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn tận tình nếu có nhu cầu hỗ trợ giải đáp hoặc xem thêm về VICO tại vico.com.hk